Blog kiến thức hay mới mẻ

WHO là gì? Những điều cần biết về tổ chức WHO

WHO là một trong những tổ chức quan trọng của Liên hợp quốc. Đồng thời cũng là phần tử không thể thiếu trong việc xây dựng nền tảng xã hội ở mỗi quốc gia. Vậy WHO là gì, hoạt động trong lĩnh vực nào? Hãy cùng whiskeyhickonboys.com tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.

I. Tìm hiểu WHO là gì?

WHO
WHO là tên viết tắt của Tổ chức Y tế thế giới
WHO chính là tên viết tắt của Tổ chức Y tế Thế giới với cách viết đầy đủ là World Health Organization. Đây là một cơ quan chuyên môn của Liên hợp Quốc, đóng vai trò thẩm quyền điều phối những vấn đề liên quan đến sức khỏe, y tế trên toàn thế thế giới.
Tổ chức Y tế Thế giới tham gia giúp đỡ những quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc, cung cấp các thông tin chính xác, địa chỉ tin cậy về sức khỏe của con người. Đồng thời, tổ chức này cũng đứng ra giải quyết những vấn đề về dịch bệnh, sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới.
Kể từ khi được thành lập cho đến nay, WHO đã có những đóng góp to lớn trong việc loại bệnh đậu mùa. Những ưu tiên hiện tại của Tổ chức Y tế Thế giới hiện nay là các bệnh truyền nhiễm, sốt rét, lao, HIV/AIDS, Covid-19, giảm thiểu những ảnh hưởng của bệnh không truyền nhiễm, theo dõi tình trạng sức khỏe sinh sản, tuổi giả. Bên cạnh đó, WHO cũng quan tâm đến các vấn đề về dinh dưỡng, an ninh thực phẩm, lạm dụng việc dùng thuốc kháng sinh…

II. Lịch sử ra đời của WHO

Sau khi biết được WHO là gì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về lịch sử ra đời của Tổ chức Y tế thế giới. Theo đó, WHO được thành lập ngày 7 tháng 4 năm 1948 với tư cách là tổ chức chỉ đạo, điều phối y tế trên toàn thế giới thuộc hệ thống của Liên hợp Quốc.
Tiền thân của WHO chính là Tổ chức sức khỏe, đây là cơ quan đã được Liên hợp Quốc thành lập trước đây. Sau khi Liên hợp Quốc được thành lập thì WHO cũng được thành lập với sự kế thừa của Tổ chức Sức khỏe.
Mục đích của việc thành lập Tổ chức Y tế Thế giới chính là điều phối lại những vấn đề liên quan đến sức khỏe trên bình diện toàn cầu.
Trụ sở của Tổ chức Y tế Thế giới đặt tại Thụy Sĩ
Trụ sở của WHO được đặt tại Geneva (thuộc Thụy Sĩ). Vào tháng 5 hàng năm, tại Geneva sẽ diễn ra kỳ họp thường niên với mục đích là đưa ra những quyết định tối cao với sự tham gia của toàn bộ các nước thành viên.
  • Năm 1974, WHO thực hiện chương trình mở rộng Tiêm chủng và kiểm soát bệnh giun chỉ. Có thể nói đây là sự hợp tác rất quan trọng của Tổ chức Y tế Thế giới với Ngân hàng thế giới, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp Quốc, Chương trình phát triển Liên hợp Quốc.
  • Năm 1986, Tổ chức Y tế Thế giới tiến hành chương trình toàn cầu về HIV/AIDS. Hai năm sau đó, việc ngăn chặn tình trạng phân biệt đối xử với những người mắc bệnh đã được đưa ra và đến năm 1996 thì UNAIDS chính thức được thành lập.
  • Năm 1988, Sáng kiến xóa sổ bệnh bại liệt toàn cầu cũng đã được thành lập.
  • Năm 1998, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới đã nhận mạnh đến sự sống còn của trẻ em, giảm tỷ lệ tử cong ở trẻ sơ sinh, giúp tăng tuổi thọ của con người và giảm tỷ lệ các bệnh truyền nhiễm, bệnh đậu mùa, bệnh bại liệt.
  • Đến năm 2000, quan hệ đối tác ngăn ngừa người bệnh lao đã được WHO thành lập kèm theo việc xây dựng những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp Quốc.
  • Năm 2001, sáng kiến về bệnh sởi đã được Tổ chức Y tế Thế giới xây dựng.

III. Mục tiêu của Tổ chức Y tế Thế giới

WHO quan tâm đến lĩnh vực sức khỏe người dân trên toàn thế giới
Mục tiêu của Tổ chức WHO là gì? Tổ chức Y tế Thế giới hướng tới một cồng động sức khỏe được đảm bảo. Cho tới hiện nay, WHO đã đưa ra những định hướng, chính sách nhất định để đạt đảm bảo các mục tiêu sau:
  • Giảm tỷ lệ người mắc bệnh, tử vong quá cao, nhất là tại những quốc gia kém phát triển.
  • Giảm tác nhân gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như kinh tế, môi trường. Thay vào đó là xây dựng, cổ vũ mọi người có lối sống tích cực.
  • Tạo ra một hệ thống y tế đảm bảo để nâng cao hiệu quả của đại đa số dân cư toàn cầu
  • Đưa ra những chính sách thể chế để phát triển y tế trên thế giới. Đồng thời đề ra những chính sách để phát triển kinh tế, xã hội.

IV. Vai trò của WHO

Tổ chức Y tế Thế giới xây dựng các chương trình, chính sách nâng cao sức khỏe của con người
  • Tổ chức WHO là cơ quan thuộc Liên hợp Quốc chịu trách nhiệm về lĩnh vực y tế, sức khỏe trên toàn thế giới. Theo đó, tổ chức Y tế Thế giới sẽ đưa ra những tiêu chuẩn, quy định về y tế; cung cấp và hỗ trợ các thiết bị, phương tiện y tế; giúp các nước giải quyết những vấn đề về y tế cộng đồng; nghiên cứu những giải pháp y tế để nâng cao sức của khỏe của người dân trên toàn thế giới.
  • Tầm nhìn của tổ chức WHO chính là xây dựng một thế giới mà tất cả mọi người để có sức khỏe thể chất, tinh thần tốt và an toàn nhất có thể.
  • Để đạt được những mục tiêu đề ra, Tổ chức Y tế Thế giới đã đề ra các định hướng, chiến lược sau đây:
  • Giảm tỷ lệ tử vong, số người mắc bệnh và tật nguyền; chú trọng đến người dân nghèo bị thiệt thòi trong việc tiếp cận với y tế.
  • Xây dựng hệ thống y tế nhằm đảm bảo sự công bằng về kết quả đầu ra của sức khỏe, đáp ứng được những nhu cầu của con người nhưng vẫn phải đảm bảo sự công bằng, minh bạch về tài chính.
  • Xây dựng các chính sách thuận lợi để nâng cao vị thế của Y tế trong kinh tế, xã hội.
  • Cổ vũ lối sống lành mạnh và giảm thiểu những tác nhân, yếu tố gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người.

V. Cơ cấu, tổ chức của WHO

Hội đồng chấp hành của WHO gồm có 34 nước
  • Đại hội đồng: Đây chính là cơ quan có quyết định tối cao của Tổ chức Y tế thế giới được họp vào tháng 5 hàng năm tại Geneva (Thụy Sĩ). Cuộc họp này với mục đích là thông qua những chính sách của WHO, bầu cử những nước được đề cử vào Hội đồng chấp hành Tổ chức Y tế Thế giới, bầu tổng giám đốc của WHO, giám sát tài chính và thông qua các chính sách cho những chương trình, hoạt động của Tổ chức Y tế Thế giới.
  • Hội đồng chấp hành của WHO bao gồm 34 nước thành viên, với nhiệm kỳ là 3 năm. Mỗi năm hội đồng chấp hành sẽ họp ít nhất là 2 lần. Nhiệm vụ của hội đồng chấp hành WHO là gì? Đó là thực hiện các quyết định, chính sách của Đại hội đồng, đóng góp ý kiến để Đại hội đồng tham khảo và thực hiện những nhiệm vụ được giao.
  • Ban thư ký WHO gồm có 800 người. Họ đều là những chuyên gia y tế, các nhân viên dưới sự lãnh đạo, hướng dẫn của Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới.
Hy vọng qua những thông tin trên đây bạn đã hiểu được WHO là gì, cũng như vai trò của tổ chức này đối với lĩnh vực y tế toàn cầu. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé.